Lịch sử cao su lưu hóa ra đời vào mùa đông năm 1839 tại New York (Mỹ)
Lịch sử ra đời cao su lưu hóa
Charles Goodyear (thương gia Mỹ) muốn làm khô cao su sống, nghĩa là làm cho mất tính dính của cao su, ông thoa lưu huỳnh vào cao su sống. Trong quá trình thực hiện, ông bất cẩn làm rơi một mẫu cao su đã thoa lưu huỳnh vào lò sưởi, nó lập tức nóng lên và có nguy cơ bốc cháy. Ông vội gắp mẩu cao su ném ra ngoài trời lạnh giá.
Ngày hôm sau khi tìm lại mẫu cao su này, ông ngạc nhiên vì thấy nó vẫn mềm dẻo và đàn hồi.
Ông đi đến kết luận, dưỡi sự tác dụng của nhiệt, hỗn hợp cao su và lưu huỳnh đã tạo nên 1 chất lượng mới, quý báu của cao su là tính đàn hồi và độ bền dai và triệt tiêu tính dính của cao su.
Brockedon đề nghị gọi sản phẩm mới này là “vulcanisation”, có nghĩa là thần lửa và núi lửa, bởi lưu huỳnh được lấy từ núi lửa và lửa tham gia cung cấp nhiệt cần thiết cho sự hóa hợp. Kể từ đó phản ứng này gọi là “Vulcanisation” (Pháp), “Vulcanization” (Anh – Mỹ) và Việt Nam gọi là “sự lưu hóa”.
Ngày nay người ta có thể thực hiện được “sự lưu hóa” mà không cần phải có qua xử lý nhiệt và cũng không nhất thiết phải sử dụng lưu huỳnh.
Tuy nhiên, hầu hết mọi nhà sản xuất cao su trước đây đều sử dụng lưu huỳnh để gia tăng độ bền, độ dẻo dai cho cao su nên người ta vẫn thường gọi loại cao su này là cao su lưu hóa. Mặc dù , về sau người ta cũng phát hiện ra các chất khác có cùng tác dụng tương tự như lưu huỳnh để hóa hợp cao su
Ví dụ: người ta sử dụng selenium làm chất lưu hóa thì ta gọi là “lưu hóa cao su với selenium”…